Top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới

Posted by

Để đánh giá về quy mô kinh tế thì sẽ tính theo tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Sau đây sẽ là top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo GDP danh nghĩa 2021, đồng thời Technewsvn cũng chia sẻ thêm về đặc điểm nền kinh tế của các quốc gia, mức độ công nghiệp hóa và các thông tin thú vị khác. 

Hoa Kỳ – 23 nghìn tỷ USD 

Lọt top đầu trong danh sách top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ khi tính theo tổng sản lượng nội địa trên danh nghĩa. Nhân tố đóng góp lớn nhất vào lượng GDP này là các ngành dịch vụ bao gồm tài chính, bất động sản, bảo hiểm, dịch vụ kinh doanh, dịch vụ chuyên nghiệp và chăm sóc sức khỏe. 

Kinh tế Mỹ vẫn duy trì vị thế cao nhất trên thế giới 
Kinh tế Mỹ vẫn duy trì vị thế cao nhất trên thế giới

Hoa Kỳ là một trong những quốc gia có thị trường tài chính lớn, có sức ảnh hưởng toàn cầu. Với hướng kinh tế mở, những khoản đầu tư kinh doanh, và khoản đầu tư trực tiếp luôn chiếm khoản lớn. 

Nền kinh tế Hoa Kỳ phát triển tiên tiến, ứng dụng công nghệ hiện đại vào nhiều ngành nghề. Tuy nhiên thì chính quốc gia này cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề về bất bình đẳng kinh tế, chi phí cao trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, hệ thống bảo hiểm xã hội và vấn đề về cơ sở hạ tầng xuống cấp.  

Trung Quốc – 17,73 nghìn tỷ USD

Tuy nằm vị trí thứ 2 trong top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới với GDP danh nghĩa 17,73 nghìn tỷ USD, Trung Quốc lại có GDP quy đổi theo sức mua đạt mức 27,71 nghìn tỷ USD. Mức tăng trưởng hàng năm của nước này đã dần dần đuổi kịp được Hoa Kỳ, với đà tăng trưởng này thì trong tương lai tới rất có thể Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới. 

Trong 40 năm trở lại đây thì Trung Quốc đã dần dần mở rộng nền kinh tế, trở thành nền kinh tế sản xuất và xuất khẩu hàng hóa lớn, đồng thời cũng trở thành quốc gia nhập khẩu lớn thứ hai trên thế giới. Chính phủ cũng đã dần giảm bớt tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp, nông nghiệp, khuyến khích hơn về tự do kinh doanh, trao đổi trong và ngoài nước, đầu tư kinh doanh. 

Liệu Trung Quốc có trở thành nền kinh tế số 1 thế giới? 
Liệu Trung Quốc có trở thành nền kinh tế số 1 thế giới?

Bên cạnh những thuận lợi như trên đây, thì Trung Quốc cũng phải đối mặt với một vài khó khăn nhất định. Bởi vì không thể biết được mức tăng trưởng này sẽ duy trì trong bao lâu, đồng thời với các thách thức lớn như già hóa dân số, suy thoái môi trường, sẽ gây ra những ảnh hướng nhất định với việc tăng trưởng kinh tế. 

Nhật Bản – 4,9 nghìn tỷ USD 

Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế đứng thứ 3 trong top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Quốc gia này được biết đến với ngành công nghiệp ô tô phát triển mạnh mẽ, sở hữu nhiều thương hiệu lớn như Honda, Toyota, Nissan. Các công ty lớn tại Nhật Bản đều được tổ chức theo hệ thống Keiretsu, làm việc cùng nhau, tạo ra mối quan chặt chẽ nhưng vẫn hoạt động độc lập.  

Ảnh hưởng của những nhân tố xã hội đối với kinh tế Nhật Bản 
Ảnh hưởng của những nhân tố xã hội đối với kinh tế Nhật Bản

Sau sự sụp đổ của bong bóng tài sản 1991, tạo ra sự ảnh hưởng đáng kể tới nền kinh tế, khiến nền kinh tế bị đình trễ và kéo dài trong 20 năm. Tuy nhiên thì Nhật Bản cũng đã thoát khỏi sự trì trệ đó, khôi phục được kinh tế qua các loạt cải cách khác nhau. Nhưng hiện nay thì kinh tế Nhật vẫn phải đối diện với các vấn đề như cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên phải phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng, tốc độ già hóa dân số nhanh chóng và khiến quốc gia phải phụ thuộc vào nhập khẩu lao động. 

Đức – 4,22 nghìn tỷ USD 

Đứng sau Nhật Bản trong top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới là Đức, đây là nền kinh tế lớn nhất châu Âu hiện nay. Kinh tế Đức phụ thuộc chính vào xuất khẩu ô tô, máy móc, hóa chất và các mặt hàng chất lượng cao khác, đồng thời Đức sở hữu nguồn lao động chuyên môn hóa cao. 

Nguy cơ rơi vào suy thoái của kinh tế Đức 
Nguy cơ rơi vào suy thoái của kinh tế Đức

Tuy nhiên thì Đức cũng phải đối mặt với các thách thức liên quan đến nhân khẩu học, ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Tỷ lệ sinh đẻ thấp nên khiến việc thay đổi trong nguồn lao động trở nên khó khăn hơn; tỷ lệ di dân cao tạo ra căng thẳng với hệ thống phúc lợi xã hội của quốc gia.

Vương quốc Anh – 3,19 nghìn tỷ USD 

Anh Quốc sở hữu nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới (trong xếp hạng top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới), và đứng thứ 2 ở châu Âu. Kinh tế Vương quốc Anh là một trong các nền kinh tế mang tính toàn cầu hóa, với các ngành chiếm tỷ trọng lớn như dịch vụ chiếm tới 80% GDP gồm tài chính, bảo hiểm, và các dịch vụ kinh doanh. 

Nền kinh tế Anh - Nền kinh tế lớn thứ 2 châu Âu 
Nền kinh tế Anh – Nền kinh tế lớn thứ 2 châu Âu

Anh cũng là quốc gia đầu tiên thực hiện công nghiệp hóa ở thế kỷ 18, với hệ thống thuộc địa khổng lồ khiến vị thế của Anh trên thế giới cao ngất vào thời điểm đó. Đến đầu 2020 thì Anh chính thức không còn là thành viên EU, nhưng những hiệp định thương mại giữa hai bên thì vẫn còn tiếp diễn. 

Ấn Độ – 3,17 nghìn tỷ USD 

Ấn Độ là quốc gia có nền kinh tế đứng thứ 6 thế giới, với dân số lớn nên trong top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, Ấn Độ lại là nơi có GDP bình quân đầu người thấp nhất. Nền kinh tế mang đặc điểm hỗn hợp giữa canh tác và thủ công truyền thống với công nghiệp mới đang phát triển và cơ khí hóa. 

Kinh tế Ấn Độ tăng trưởng vượt Pháp và nắm giữ vị trí thứ 6 trên thế giới
Kinh tế Ấn Độ tăng trưởng vượt Pháp và nắm giữ vị trí thứ 6 trên thế giới

Ấn Độ là một trong những quốc gia xuất khẩu về dịch vụ công nghệ thông tin, kinh doanh khoán ngoài. Dù là người dân sống chủ yếu vào nghề nông, nhưng dịch vụ cũng là ngành sáng giá đang được coi trọng, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế quốc gia. 

Chính phủ trước đó đã kiểm soát chặt chẽ mọi mặt, về khu vực tư nhân, đầu tư trực tiếp. Nhưng kể từ 1990 thì thị trường mở cửa, cải cách kinh tế và giảm bớt sự kiểm soát của chính phủ và kinh tế đã có nhiều bước tiến quan trọng. Tuy nhiên thì các vấn đề về bất bình đẳng kinh tế xã hội, nghèo vẫn là thách thức đối với việc mở rộng kinh tế của Ấn Độ.

Pháp – 2,94 nghìn tỷ USD 

Top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới xếp ở hàng thứ 7 là PHáp, nền kinh tế phát triển cao với định hướng thị trường tự do. Kinh tế Pháp với tỷ trọng dịch vụ chiếm tới 80% cơ cấu, tiếp theo là công nghiệp và nông nghiệp. Tuy vậy thì sự tham gia của chính phủ trong kinh tế vẫn chiếm phần trăm nhất định, đặc biệt là ở quốc phòng và phân phối năng lượng. 

Du lịch Pháp trở thành mũi nhọn để kích thích kinh tế tăng trưởng sau đại dịch
Du lịch Pháp trở thành mũi nhọn để kích thích kinh tế tăng trưởng sau đại dịch

Ý – 2,10 nghìn tỷ USD 

Vị trí thứ 8 trong top 20 nền kinh tế lớn thế giới thuộc về Ý, đồng thời đây cũng là quốc gia lớn thứ 3 trong liên minh châu Âu. Sau thế chiến thứ 2, Ý chuyển đổi từ kinh tế nông nghiệp thành một trong các quốc gia tiên tiến hàng đầu. Hiện Ý là quốc gia có ngành sản xuất lớn đứng hai EU sau Đức, và là nhà xuất khẩu nhiều mặt hàng quan trọng. Nước này còn sở hữu trự lưỡng vàng lớn thứ 3 thế giới, có tổng giá trị tài sản cá nhân cao nhất thế giới.

Kinh tế Ý suy giảm mạnh trong khối nước EU 
Kinh tế Ý suy giảm mạnh trong khối nước EU

Dù đạt được nhiều thành tựu quan trọng như vậy, kinh tế Ý vẫn phải đối mặt với vấn đề về kinh tế tăng trưởng chậm do các vấn đề về nợ công tăng cao nghiêm trọng, hệ thống tòa án kém hiệu quả, ngành ngân hàng hoạt động kém, thị trường lao động kém hiệu quả và hoạt động kinh tế ngầm lớn. 

Canada – 1,99 nghìn tỷ USD 

Canada là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 9 trong top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Kinh tế Canada mang đặc điểm là nền kinh tế hỗn hợp phát triển cao, cơ cấu kinh tế có ngành sản xuất, dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất. Nước này còn là quốc gia đứng đầu về khai thác năng lượng, sở hữu trữ lượng dầu khí lớn thứ 3 thế giới. 

Triển vọng tăng trưởng trong kinh tế Canada 
Triển vọng tăng trưởng trong kinh tế Canada

Lĩnh vực sản xuất tại Canada phát triển mạnh, chủ yếu ở khu vực thành thị và vùng biên giới gần Hòa Kỳ. Thêm với mối quan hệ thương mại với Hoa Kỳ, ¾ lượng xuất khẩu đều hướng tới thị trường nước này. Có thể nói là điều này có sự ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển của nền kinh tế hàng đầu thế giới. 

Hàn Quốc – 1,80 nghìn tỷ USD 

Trong nhiều năm qua thì Hàn Quốc đã phát triển mạnh mẽ, hiện nay là một trong top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, nằm ở vị trí thứ 10. Kinh tế Hàn Quốc phát triển thành công phần lớn nhà nhờ sự đóng góp lớn từ công nghệ, với đặc trưng đó là tập đoàn sở hữu bởi những gia đình giàu có – Chaebol. 

Kinh tế Hàn Quốc trở lại vị trí top 10 nền kinh tế lớn nhất
Kinh tế Hàn Quốc trở lại vị trí top 10 nền kinh tế lớn nhất

Hệ thống giáo dục nghiêm ngặt tại Hàn cũng đã góp phần tạo ra bước tiến trong bùng nổ về công nghệ cao, thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh chóng. Tuy vậy thì hiện nay Hàn Quốc cũng phải đối mặt về các thách thức tương tự như những nền kinh tế tiên tiến khác như tăng trưởng chậm, tham nhũng do thống trị của Chaebol, già hóa dân số. 

Nga – 1,78 nghìn tỷ USD 

Xếp hạng thứ 11 là Nga trong top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, kinh tế quốc gia đã có bước chuyển mình lớn kể từ khi Xô-viết sụp đổ. Kinh tế Nga là kinh tế thị trường đang phát triển, nhưng mọi hoạt động kinh doanh vẫn do nhà nước làm chủ. 

Nga là quốc gia giàu có, tài nguyên và năng lượng phong phú, là quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt cũng như là quặng thép, kim loại. 

Dự đoán kinh tế Nga suy giảm do trừng phạt và gánh nặng quân sự 
Dự đoán kinh tế Nga suy giảm do trừng phạt và gánh nặng quân sự

Trong năm 2022 vừa qua, do cuộc chiến xâm lược Ukraine, kết quả là nhận “bão” trừng phạt từ các nước phương Tây. Dự đoán là gánh nặng quân sự, trừng phạt kinh tế sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế trong năm 2022 và tương lai. 

Brazil – 1,61 nghìn tỷ USD 

Brazil là quốc gia có nền kinh tế xếp thứ 12 trong top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Với đặc điểm là nền kinh tế hỗn hợp đang phát triển từ công nghiệp nặng gồm công nghiệp hàng không, sản xuất ô tô, cho đến khai thác khoáng sản và các nguồn năng lượng. Brazil đồng thời cũng là quốc gia có nền nông nghiệp phát triển, đứng đầu về xuất khẩu đậu nành, cà phê. 

Những khó khăn trong tình hình kinh tế của Brazil 
Những khó khăn trong tình hình kinh tế của Brazil

Sau khi gặp suy thoái 2014, thì vào 2017 nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi, đạt mức tăng trưởng tích cực hơn so với cùng kỳ. Chính phủ đã thiết lập các loạt cải cách cho nền kinh tế, kiềm chế chi tiêu công, đầu tư vào cơ sở hạ tầng năng lượng, giảm bớt các rào cản đầu tư nước ngoài, cải thiện thị trường lao động. 

Úc – 1,54 nghìn tỷ USD 

Xếp hạng thứ 13 của top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới là Úc, là một quốc gia công nghiệp phát triển. Nền kinh tế Úc với tỷ trọng ngành dịch vụ lớn chiếm 68%, tới ngành nông nghiệp, khai thác mỏ với 29,9%. Nhờ vào nguồn tài nguyên phong phú, Úc là quốc gia xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, ngũ cốc, len, khoáng sản, kim loại. 

Nỗ lực phục hồi nền kinh tế sau đại dịch của ÚC  
Nỗ lực phục hồi nền kinh tế sau đại dịch của ÚC

Tây Ban Nha – 1,28 nghìn tỷ USD

Dựa theo GDP danh nghĩa thì vị trí 14 trong top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới là của Tây Ban Nha. Tây Ban Nha là một trong những thành viên của Liên minh châu Âu, có nền kinh tế hỗn hợp tư bản chủ nghĩa. Kinh tế quốc gia đã gặp nhiều trở ngại rất nhiều trong cuộc Đại suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên tới 25% cũng như là nợ quốc gia tăng. 

Thị trường việc làm Tây Ban Nha sau những nỗ lực khôi phục kinh tế 
Thị trường việc làm Tây Ban Nha sau những nỗ lực khôi phục kinh tế

Dù vậy thì trong nhiều năm gần đây, kinh tế Tây Ban Nha đã có những bước khôi phục đáng kể, điều hòa làm phát, tỷ lệ thất nghiệp thực tế giảm thấp, tốc độ tăng trưởng tăng nhanh nhất trong 20 năm vừa qua (GDP tăng 5%, 2021), đầu tư nước ngoài cũng được khuyến khích tăng nhanh. 

Mexico – 1,29 nghìn tỷ USD

Kinh tế Mexico xếp hạng 15 trong top 20 nền kinh tế lớn trên thế giới. Nền kinh tế quốc gia này là nền kinh tế hỗn hợp, với thị trường mở và chính quyền cũng hỗ trợ đa dạng về xuất khẩu như tiêu dùng điện tử, phụ tùng, khí đốt và các sản phẩm nông nghiệp. 

Mexico vẫn đang nỗ lực giải quyết vấn đề về cơ cấu, những ngành công nghiệp hiện đại và dịch vụ được đẩy mạnh phát triển, phía sở hữu tư nhân cũng được tôn trọng. Tuy nhiên thì vấn đề mua bán thuốc phiện đang gây ra thách thức không ngừng đối với sự phát triển quốc gia. Hơn nữa, thể chế pháp lý không đủ mạnh để điều hòa yếu tố kinh tế không chính thức này, trong khi đây lại là nơi sử dụng hơn một nửa lực lượng lao động của quốc gia. 

Indonesia – 1,19 nghìn tỷ USD 

Top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong đó đứng thứ 16 là Indonesia, nền kinh tế thị trường công nghiệp mới do chính phủ với doanh nghiệp tư nhân giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế Indonesia phần lớn phụ thuộc vào công nghiệp xuất khẩu hàng hóa gồm các sản phẩm than đá, dầu ngoài ra còn có các hàng hóa nông nghiệp được ứng dụng trong công nghiệp như cao su, dầu cọ. 

Kinh tế Indonesia - nền kinh tế nghìn tỷ đô la 
Kinh tế Indonesia – nền kinh tế nghìn tỷ đô la

Tuy nhiên thì vấn đề tăng trưởng kinh tế tại Indonesia có thể sẽ gặp nhiều trở ngại từ nhiều vấn đề như phát triển không đồng đều, cơ sở hạ tầng chưa đạt yêu cầu. Đặc biệt là trong giai đoạn khó khăn về lạm phát, các chuỗi cung ứng toàn cầu đang gián đoạn, lo lắng về suy thoái nền kinh tế Trung Quốc. 

Hà Lan – 1,03 nghìn tỷ USD 

Đất nước nhỏ, nhưng nhiều thành tựu lớn Hà Lan xếp hạng 17 trong top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Kinh tế Hà Lan được đánh giá là nền kinh tế thịnh vượng, mở, phần lớn là nhờ vào ngoại thương. Bên cạnh đó thì cũng có cả hoạt động sản xuất công nghiệp, khai thác khí đốt và chế biến. 

Hà Lan - Quốc gia có nền kinh tế phát triển và giáo dục hàng đầu 
Hà Lan – Quốc gia có nền kinh tế phát triển và giáo dục hàng đầu

Hà Lan tuy nhỏ nhưng người dân cũng biết tận dụng nguồn lực tài nguyên đáng kể, cơ cấu kinh tế tối ưu hóa và là quốc gia có nông nghiệp phát triển vượt bậc, trở thành quốc giá xuất khẩu nông nghiệp thứ thế giới. Kết hợp với tốc độ phát triển khoa học công nghệ, nông nghiệp Hà Lan đạt được nhiều thành tựu lớn.

Ả Rập  Xê-út – 833.5 tỷ USD 

Vị trí thứ 18 thuộc top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới là Ả Rập Xê-út, đặc điểm nền kinh tế nước này phụ thuộc chính vào dầu lửa, đồng thời cũng là nước có lượng xuất khẩu dầu lửa lớn nhất trên thế giới và dẫn đầu trong khối OPEC. Tuy nhiên thì chính phủ là đơn vị điều hành, sở hữu phần lớn các công ty dầu lửa. 

Ả Rập Xê-út - Tìm kiếm giấc mơ về một nền kinh tế phi dầu mỏ 
Ả Rập Xê-út – Tìm kiếm giấc mơ về một nền kinh tế phi dầu mỏ

Nhưng hiện nay liên quan tới vấn đề môi trường mà toàn cầu đang phải đối mặt, chính Ả Rập Xê-út đang tìm kiếm phát triển về nguồn năng lượng phi dầu mỏ. Ả Rập Xê-út cũng đang tìm kiếm sự đa dạng hơn trong nền kinh tế, chính phủ khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển để giảm phụ thuộc vào dầu lửa, tạo cơ hội việc làm kích thích dân số và có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng trong tương lai.

Thổ Nhĩ Kỳ – 815,27 tỷ USD 

Xếp hạng thứ 19 trong top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới là Thổ Nhĩ Kỳ, với đặc điểm kinh tế mở, với các ngành công nghiệp hiện đại, đồng thời ngành dịch vụ cũng chiếm tỉ trọng lớn. Hiện nay thì công nghiệp đang ngày càng chiếm ưu thế trong nền kinh tế, bao gồm ngành điện tử, hóa dầu và sản xuất ô tô. 

Những bất ổn trong tài chính, tiền tệ và kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ
Những bất ổn trong tài chính, tiền tệ và kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ

Tuy nhiên thì các vấn đề mâu thuẫn chính trị, xung đột vũ trang khu vực tại quốc gia này đã dẫn đến một vài bất ổn về tài chính, thị trường tiền tệ và sự ổn định của nền kinh tế trong tương lai vài năm tới. Trong năm nay thì còn cả vấn đề lạm phát, cũng đã gây ra nhiều xu hướng khác nhau về kinh tế, thị trường việc làm trong nước. 

Thụy Sĩ – 812,90 tỷ USD 

Đứng cuối trong danh sách của top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới là Thụy Sĩ, một quốc gia với ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn. Trong đó bao gồm dịch vụ tài chính, các ngành công nghệ cao với nguồn lực lao động chuyên môn hóa cao. Nền kinh tế Thụy Sĩ đồng thời cũng được xếp vào là nền kinh tế ổn định bậc nhất, với chính sách an ninh tiền tệ hàng đầu, nơi đây là địa điểm an toàn được nhiều nhà đầu tư tin tưởng. Mức sống tại Thụy Sĩ cao, với GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới. 

Kinh tế Thụy Sĩ - Nền kinh tế phát triển ổn định bậc nhất
Kinh tế Thụy Sĩ – Nền kinh tế phát triển ổn định bậc nhất

Trên đây là thông tin về top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, nếu như có so sánh về top 10 của 20 năm trước, thì có thể nhìn ra sự thay đổi, nhảy vọt lớn giữa các vị trí này. Nền kinh tế các nước luôn có bước tiến lớn theo thời gian, và Việt Nam cũng thế. Tin tưởng trong thời gian không xa, Việt Nam có thể nằm trong top nền kinh tế lớn của thế giới.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *